Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

7 nguyên tắc giúp nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

“Con người mất ba tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe”. Một câu nói cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Thế nhưng trong cuộc sống lại có rất ít người có được kỹ năng này khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?

Lắng nghe là quá trình tập trung, chủ động và mong muốn thấu hiểu câu chuyện của người nói. Dựa vào đó để phân tích để đưa ra lợi đối đáp, chia sẻ hoặc đưa ra lời khuyên cho người nói.

Nghe là bản năng vốn có của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng mà con người phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thanh thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn giúp ích rất nhiều trong công việc. Và đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản mà các công ty, doanh nghiệp luôn cần ở nhân viên của họ.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?

Nguyên tắc trong giao tiếp giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Để có được một cuộc giao tiếp thành công, đòi hỏi người thực hiện giao tiếp phải có kỹ năng lắng nghe. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong giao tiếp, bạn hãy chú ý đến những nguyên tắc sau:

Tập trung vào cuộc giao tiếp

Giao tiếp cần đến sự tương tác hai chiều, nếu thiếu đi sự tập trung bạn sẽ chẳng thể nào tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt. Việc bạn không tập trung với cuộc giao tiếp còn khiến đối phương cảm thấy khó chịu, khó lòng gây được thiện cảm.

Tập trung vào cuộc giao tiếp là nguyên tắc quan trọng trong lắng nghe
Tập trung vào cuộc giao tiếp là nguyên tắc quan trọng trong lắng nghe

Tuyệt đối không được ngắt lời

Một người không thể có kỹ năng lắng nghe giỏi khi có thói quen ngắt lời người khác. Để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần dành cho đối phương một “không gian” để nói thay vì chen cắt lời của họ.

Việc bạn ngắt lời còn khiến người nói cảm thấy khó chịu và không còn muốn chia sẻ. Để hiểu cảm giác này, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ không thích bất cứ ai tranh cướp lời của bạn, phải không nào?

Thấu hiểu khi lắng nghe

Trong cuộc sống, có những chuyện mà chúng ta không thể nói một cách phơi bày được. Nên trong quá trình giao tiếp, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý từ sâu bên trong, để hiểu hết ý mà đối phương muốn truyền đạt. Ai ai cũng cảm thấy vui, thiện cảm với một người có thể hiểu được mình.

Bên cạnh đó, việc bạn nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở để bạn đối đáp lại sao cho hợp lý, tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho đối phương.

Không phán xét hay áp đặt đối phương

Bạn cần có một tư tưởng cởi mở để trở thành một người lắng nghe giỏi. Và đây cũng là một nguyên tắc quan trọng để bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả. Chẳng ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác và bắt họ phải chấp nhận nó, không để họ có cơ hội nói lên quan điểm của họ.

Không phán xét hay áp đặt đối phương
Không phán xét hay áp đặt đối phương

Biết cách đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách để bạn cho đối phương biết bạn đang tập trung theo dõi cuộc trò chuyện. Cho họ thấy bạn đang lắng nghe và thực sự để tâm đến những gì họ chia sẻ.

Khi đặt câu hỏi, bạn nên đặt những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên chẳng hạn như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”... để tạo cho đối phương cảm giác bạn đang quan tâm đến cuộc nói chuyện này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt những câu hỏi để đối phương chủ động chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến. Biết cách đặt câu hỏi cũng là cách giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cực kỳ hiệu quả.

Ngôn ngữ hình thể

Bên cạnh việc tập trung lắng nghe hay đặt những câu hỏi thì bạn cũng cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể. Một số ngôn ngữ hình thể như biểu cảm cảm xúc ngạc nhiên, xúc động hay các hành động như gật đầu khi nghe đối phương nói, ngồi hướng về đối phương,...

Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp
Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp

Đưa ra các ý kiến cá nhân

Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ không giữ im lặng trong suốt cả cuộc hội thoại và chỉ nghe đối phương nói thôi. Điều này khiến đối phương cảm thấy mình đang nói chuyện một mình đó. Do đó, song song với việc lắng nghe bạn cũng nên đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan đến kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cũng như cách cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi dễ hiểu, mang đến cho bạn những giá trị thiết thực.

Xem thêm: