Kỹ năng tiếp thị sản phẩm là một trong những kỹ năng xuất hiện khá sớm trên thị trường. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhóm kỹ năng này vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với người làm kinh doanh.
Trong ngành sale nói riêng và các ngành nghề kinh doanh khác nói chung, tiếp thị sản phẩm là khâu đưa thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Đây cũng chính là kỹ năng sale cơ bản mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần có hiểu biết về chúng. Kỹ năng này giúp mở rộng cơ hội, phạm vi ảnh hưởng và cải thiện doanh số một cách hiệu quả.
Tiếp thị sản phẩm là gì?
Philip Kotler định nghĩa: “Marketing là tất cả những công việc nghiên cứu khách hàng, tạo ra giá trị, tiếp cận và cung cấp giá trị đó cho khách hàng”.
Theo Peter F. Drucker thì: “Mục đích của tiếp thị là để biết và hiểu khách hàng rất tốt, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với anh ta và bán chính nó.”
Như vậy, tiếp thị là quá trình quản lý chịu trách nhiệm xác định, dự đoán và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận. Hiểu một cách đơn giản là bạn phải làm ra những gì khách hàng tiềm năng muốn và những gì họ sẽ phải trả.
Tiếp thị đề cập đến tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp liên quan đến việc mua và bán một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm:
- Nhận dạng một sản phẩm
- Xác định nhu cầu
- Quyết định giá của nó
- Chọn kênh phân phối
Để tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cao và thành công, người thực hiện cần có kỹ năng cùng một chiến lược tốt.
03 kỹ năng tiếp thị nên “nằm lòng”
Đa dạng hóa cách thức quảng bá thương hiệu
Muốn đưa sản phẩm đến gần khách hàng và ngược lại, muốn được khách hàng chia sẻ trải nghiệm nhiều hơn, bạn cần đặt thương hiệu của mình trong những môi trường tạo ra tính tương tác cao. Có rất nhiều cách để bạn phổ biến thương hiệu, sản phẩm của mình, cụ thể:
Tài trợ cho các sự kiện, chương trình: có thể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật (sản phẩm doanh nghiệp); tên thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện ở mục nhà tài trợ - vị trí thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều người tham gia. Hãy tặng sản phẩm có logo thương hiệu, phiếu giảm giá, tờ rơi hay thẻ chiết khấu,... đây đều là những thứ có thể tạo ra ấn tượng tích cực từ người nhận.
Dự các hội chợ, triển lãm thương mại: đây là nơi bạn có thể tiếp xúc với hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác cùng lượng khách hàng đông đúc. Trao đổi danh thiếp, học hỏi chiến thuật, trưng bày sản phẩm,... cũng là cách để đa dạng hóa cách thức tiếp thị.
Tham gia diễn thuyết tại hội thảo: là nơi chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm được nhiều người tin tưởng, việc các CEO tham gia diễn thuyết cũng sẽ góp phần đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với các đối tượng tiềm năng. Đây chính là cơ hội tốt để tạo ấn tượng và xây dựng hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp.
Những phương án tiếp thị sản phẩm của bạn sẽ được đa dạng và sáng tạo hơn khi có sự tham gia của đội nhóm cũng như hỗ trợ từ phía những đối tác đáng tin cậy. Tuy nhiên, hãy thường xuyên tri ân và tôn vinh họ như một cách thay lời cảm ơn, đồng thời tạo ra sợi dây gắn kết lâu dài, bền vững. Bạn biết không? Đó cũng chính là cách truyền thông cho chính thương hiệu của mình, sản phẩm của bạn nhờ đây sẽ được quan tâm và đánh giá cao hơn.
Tối ưu các kênh tiếp thị hiện có
Khi ra mắt một sản phẩm mới, việc sử dụng đơn thuần thông cáo báo chí thường sẽ không tạo được hiệu ứng lâu dài. Do đó, cần phải kết hợp nhiều kênh để tạo ra sức lan tỏa rộng khắp và hiệu quả nhất. Bạn phải cùng lúc tiếp cận nhiều kênh quảng cáo khác nhau: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp thị trực tiếp, các chiến dịch quảng bá qua email, cập nhập trang web, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên báo chí, kỹ năng bán hàng qua điện thoại,... Nói chung, ưu điểm của tiếp thị thời hiện đại là sự đa dạng của các kênh truyền thông và mạng xã hội, vì vậy, nên tận dụng tối ưu những gì người dùng ưa chuộng và đánh giá cao.
Kết nối thông điệp
Đối với sản phẩm/dịch vụ tung ra thị trường, bạn có thể tạo dựng 3 - 5 thông điệp từ ý tưởng lớn ban đầu. Hãy nghĩ về việc khởi đầu sản phẩm mới như một chuỗi mắt xích hành động: thông báo – giới thiệu – thu hút – tác động; ở mỗi mắt xích sẽ bao gồm một thông điệp và kế hoạch hành động riêng. Điểm nhấn là cần thiết nhưng phải có sự đồng nhất, hỗ trợ nhau ở một tỷ lệ hợp lý. Bạn sẽ chẳng nhấn mạnh được gì khi bạn cố gắng “làm nổi” tất cả mọi thứ. Điều quan trọng nhất là sự kết nối và xâu chuỗi các thông điệp lại với nhau.
Kỹ năng tiếp thị sản phẩm luôn vận hành và thay đổi theo quy luật thị trường. Chính vì vậy, thế giới này là những gam màu liên tục chuyển động và pha trộn. Tuy nhiên, dù cải tiến ra sao thì vẫn luôn phải dựa trên những nguyên tắc nền tảng nhất.
Xem thêm: