Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Cách thức khuya dậy sớm mà không buồn ngủ hiệu quả nhất

Cách thức khuya dậy sớm mà không buồn ngủ có lẽ là chủ đề được rất nhiều “cú đêm” quan tâm hiện nay.

Ngày nay, việc sống theo những nhịp điệu sôi động có phần vội vã khiến một bộ phận người trẻ có thói quen thức khuya. Hoặc với một số người, do đặc thù, tính chất công việc, họ buộc phải đi ngủ muộn. Tuy nhiên, thay vì nằm nướng đến hết cả buổi sáng hôm sau, họ vẫn muốn hình thành thói quen dậy sớm để rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Dậy sớm là thói quen tốt

Liệu rằng đi ngủ muộn nhưng lại dậy sớm có đảm bảo giấc ngủ theo khoa học? Cách ngủ dậy sớm nào phù hợp cho người hay thức khuya? Bài viết này sẽ chỉ ra một vài thông tin bổ ích dành cho các bạn tham khảo.

Nắm vững “nguyên lý” của giấc ngủ

Quá trình bắt đầu đi vào giấc ngủ đến khi thức giấc diễn ra trong nhiều giai đoạn. Một giấc ngủ ngon là khi kết hợp ăn ý những giai đoạn thành phần này, nhờ hiểu được cách thức vận hành của chúng sẽ tìm ra thời điểm lý tưởng để bắt đầu hoặc tỉnh giấc.

Một chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút và được lặp đi lặp lại cho tới khi thức giấc. Mỗi chu kỳ có 5 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn ru ngủ: giai đoạn này diễn ra từ 3 - 15 phút ngay khi bạn bắt đầu nhắm mắt.
  • Giai đoạn ngủ nông: giai đoạn này chiếm từ 45 - 55% thời gian ngủ. Hoạt động của bộ não dần chậm hơn, mắt ngừng chuyển động.

Lúc này cơ thể chỉ mới bước vào cảm giác mơ màng nên rất dễ bị đánh thức hoặc giật mình. Nếu tỉnh dậy vào lúc này thường rất khó chịu, tim đập nhanh.

  • Giai đoạn ngủ sâu: chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian của giấc ngủ. Ở giai đoạn này sóng não delta diễn ra rất chậm; nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra.
  • Giai đoạn ngủ rất sâu: toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, mọi chỉ số hạ xuống ở mức thấp nhất; mắt và các cơ tay, chân đều không chuyển động. Ngủ sâu chiếm 12 - 15% tổng thời gian.

Tỉnh giấc vào 2 giai đoạn này cũng gây ra phản ứng đột ngột cho cơ thể, giấc ngủ chưa "đủ liều", gây cảm giác mệt mỏi và thèm ngủ lại.

  • Giai đoạn ngủ mơ: những giấc mơ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối chu kỳ ngủ, chiếm khoảng 20 - 25% thời gian. Sau các giấc mơ, cơ thể sẽ thức giấc tạm thời sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ.

Như vậy, thời gian thức dậy lý tưởng nhất sẽ là vào cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1. Tuy nhiên, giai đoạn này thuộc chu kỳ thứ bao nhiêu trong quãng thời gian ngủ sẽ được tính dựa trên công thức dưới đây:

Thời gian bắt đầu ngủ + 90' x "n" + 14' = Thời gian thức giấc.

Trong đó, n có giá trị chạy từ 3 - 6, giấc ngủ của bạn sẽ được thoải mái nhất.

Ví dụ như bạn muốn thức dậy vào lúc 6h sáng thì giờ đi ngủ có thể là 20h46p, 22h16p, 23h46p' hoặc 1h16p (giá trị n giảm dần). Đây là khoảng thời gian đảm bảo các chu kỳ giấc ngủ diễn ra đủ 5 giai đoạn và thời điểm thức dậy trùng với lúc chu kỳ kết thúc, cơ thể không bị mệt mỏi.

Nắm rõ nguyên lý để ngủ ít vẫn tỉnh táo

Áp dụng mẹo thức khuya dậy sớm

Việc cần làm sau khi tính toán được giờ đi ngủ và giờ thức dậy là hỗ trợ chu kỳ ngủ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Cách thức khuya dậy sớm cơ bản cũng dựa trên những lời khuyên về việc chuẩn bị đi ngủ ra sao và nên làm gì sau khi thức dậy.

Cách ngủ muộn dậy sớm hiệu quả nhất chính là không xem TV hoặc máy tính sau 8 giờ tối do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể khiến quá trình sản sinh melatonin – một loại hormone đóng vai trò điều hòa giấc ngủ bị ảnh hưởng. Với những người thức khuya để làm việc thì điều này gần như không thể, do đó, bạn cần khắc phục bằng các ứng dụng bảo vệ mắt, làm dịu tác động từ ánh sáng xanh để đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ.

Một số người chọn cách dậy sớm khi thức khuya bằng việc uống cà phê hoặc những loại thuốc giúp tỉnh táo trước đó. Tuy nhiên, đây không phải là cách được khuyến khích, thực tế bạn có thể dậy sớm vì thần kinh duy trì sự tỉnh táo được “sắp xếp”, không phải thuận theo tự nhiên nên thời gian ngủ rút ngắn và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn uống nước ấm hoặc sữa để cải thiện.

Tăng chất lượng giấc ngủ bằng mùi hương. Nếu là người chăm đi spa, bạn có để ý thấy trong phòng luôn đốt tinh dầu với mùi hương dễ chịu, thư thái. Tại sao không thử cách để thức khuya dậy sớm bằng liệu pháp hiệu quả này? Bạn sẽ đẩy nhanh các giai đoạn trong chu kỳ giấc ngủ, nhất là giai đoạn 1 và 2, giúp cho giấc ngủ sâu, cơ thể được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Cách thức khuya dậy sớm mà không buồn ngủ dựa trên sự kết hợp của các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp các bạn duy trì được nhịp độ làm việc, sinh hoạt hiệu quả hơn. Thức khuya quá nhiều không tốt cho sức khỏe, do đó hãy “nhờ” đến các giấc ngủ hoàn hảo để cải thiện.

Xem thêm: