Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Kỹ năng giải quyết xung đột - Chìa khóa mở cánh cửa thành công

Để có sự nghiệp thành công, cuộc sống hạnh phúc, chúng ta cần nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Trong đó, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng, tiên quyết cho mọi thành công trong công việc và cuộc sống. Vậy cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn như thế nào cho hiệu quả?

Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

Trước khi tìm phương án giải quyết mâu thuẫn, bạn cần xác định nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn là gì. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ bản chất thì chúng ta mới giải quyết tốt được vấn đề. Ngược lại, nếu bạn không biết vấn đề nằm ở đâu thì bạn cũng không biết nên bắt đầu giải quyết từ đâu.

Nguyên nhân dẫn đến xung đột có thể là sự bất đồng ý kiến trong cuộc họp, quyền lòi giữa các bên chưa được xác định rõ, hai phe đối lập ý kiến,...Sau khi biết được mấu chốt vấn đề nằm ở đâu, bạn tiếp tục tìm đến những người đã gây ra những xung đột này để hỏi rõ nguyên nhân từ họ.

Lưu ý là phải nghe ý kiến từ nhiều phía, không nên nghe ý kiến phiến diện, chủ quan. Nó sẽ khiến việc giải quyết mâu thuẫn của chúng ta không đi đúng hướng.

Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn
Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

Học cách biết lắng nghe

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy cố gắng kiên nhắn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người trong cuộc. Từ đó để tìm ra phương án tối ưu nhất về giải quyết vấn đề thơ hướng nhân văn, công bằng và hợp lý.

Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân và người là nguyên do của cuộc cãi vã, xung đột. Bạn cùng đừng vội vàng kết luận mà hãy dành thời gian lắng nghe họ nói. Bởi rất có thể sau hành động xung đột của họ là một lý do bất khả kháng.

Tốt nhất, bạn chỉ nên áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề khi đã hiểu mong muốn giữa các bên. Từ đó có thể hóa giải xung đột giữa các bên, đưa họ xích lại gần với nhau hơn.

Bạn nên nhớ, mình là bên thứ ba, nên duy trì trạng thái trung lập và khách quan nhất để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giải quyết xung đột. Tính chất của cuộc mâu thuẫn là bên nào cũng cho rằng mình đúng và muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ khiến bên còn lại cảm thấy bất công và mâu thuẫn sẽ vẫn cứ tiếp diễn mà không có hồi kết.

Học cách biết lắng nghe
Học cách biết lắng nghe

Đưa ra nhiều sự lựa chọn

Khi các bên không tìm ra tiếng nói chung sẽ dẫn đến xung đột. Để vẫn đề được giải quyết triệt để và thỏa đáng, bạn cần suy nghĩ cẩn thận và đưa ra nhiều phương án giải quyết. Đừng bao giờ chỉ đưa ra một phương án giải quyết rồi buộc các bên phải làm theo.

Thay vào đó, bạn hãy để mọi người cùng thảo luận và đưa ra các phương án giải quyết vấn đề khác nhau. Từ đó để chọn ra phương án cuối cùng và mang lại hiệu quả nhất. Điều này sẽ các bên liên quan không bị rơi vào thế bị động, ép buộc, tránh làm cho cuộc xung đột bị đẩy lên cao hơn.

Mỗi người nên hạ bớt cái tôi cá nhân

Hầu hết các cuộc xung đột xảy ra là do cái tôi của mỗi cá nhân quá lớn, không ai chịu nhường ai nên không tìm được tiếng nói chung. Các bạn hãy suy nghĩ theo hướng “một người vì mọi người” để mọi việc có thể kết thúc trong hòa bình.

Kể cả bạn đang giải quyết mâu thuẫn của cá nhân với người khác hay đóng vai là người phán xử giải quyết mâu thuẫn cho một nhóm thì cũng hãy nhớ nguyên tắc quan trọng này. Bởi lẽ, đôi khi việc phân xử ai đúng ai sai không quan trọng bằng việc giữ hòa khí chung.

Mỗi người nên hạ bớt cái tôi cá nhân
Mỗi người nên hạ bớt cái tôi cá nhân

Động viên, gắn kết tập thể

Khi làm việc nhóm, làm việc trong một tập thể, bạn không thể trông chờ đội nhóm lúc nào cũng gắn kết, nhất trí, đồng lòng với nhau. Những cuộc mâu thuẫn, xung đột chỉ là một thứ gia vị của cuộc sống. Nếu chúng ta biết sử dụng vừa phải thì món ăn chắc chắn ngon và đậm đà. Còn nếu sử dụng nhiều quá thì chắc chắn sẽ rất mặn, thậm chí phải bỏ luôn.

Cũng như trong cuộc mâu thuẫn, nếu bạn cách vực dậy tinh thần, gắn kết mọi người lại với nhau thì chắc chắn các bạn sẽ đi với nhau đường dài và gặt hái nhiều thành công. Ngược lại, nếu cứ mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn, không sớm thì muốn tập thể cũng sẽ bị chia rẽ.

Đừng bao giờ dùng những lời nói thiếu tinh tế để nói về những mâu thuẫn mà đối phương là những người chưa đúng. Như vậy sẽ khiến họ cảm thấy có khoảng cách với bạn. Hãy cố gắng giúp mọi người hiểu cái tốt sau những mâu thuẫn là giúp xây dựng tinh thần tập thể. Qua đó, hãy chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và thử thách sự thấu hiểu của các cá nhân. Như vậy thì mâu thuẫn, xung đột mới nhanh chóng bị tháo gỡ.

Động viên, gắn kết tập thể
Động viên, gắn kết tập thể

Mong rằng, với những kỹ năng giải quyết xung đột trên đây sẽ giúp ích cho những ai đang rơi vào tình huống này. Những bạn chưa gặp cũng nên lưu lại làm kinh nghiệm để khi rơi vào tình huống tương tự mà chủ động giải quyết. Chúc các bạn may mắn và thành công!

>>>> Xem thêm: