Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống - Bạn đã biết chưa?

Trong công việc, cuộc sống luôn phát sinh những chuyện ngoài ý muốn. Lúc này, chúng ta cần có kỹ năng xử lý tình huống để tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả. Vậy kỹ năng xử lý tình huống là gì?

Kỹ năng xử lý tình huống là gì?

Kỹ năng xử lý tình huống là bao gồm các cách thức phân tích, liên kết các dữ liệu và tìm kiếm các thông tin khác nhau có cái nhìn khái quát nhất về sự vật, hiện tượng đang xảy ra. Từ đó để đưa ra phương án đánh giá, giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng trong khả năng.

Kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?

Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống

Không phải tự nhiên mà các nhà tuyển dụng hiện nay lại yêu cầu ứng viên phải biết cách xử lý tình huống. Không phải tự nhiên mà những người lãnh đạo, quản lý lại có thể bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề và giải quyết tốt đến vậy. Tất cả đều nhờ vào kỹ năng xử lý tình huống được họ mài dũa trong thời gian dài.

Trấn an tinh thần trước khó khăn

Trước những khó khăn, các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống thì ai cũng cảm thấy lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Tuy nhiên, nếu cứ để những cảm xúc tiêu cực lấn át thì bạn sẽ không thể suy nghĩ được bất cứ điều gì hay ho cả. Chưa kể, chỉ một quyết định thiếu sáng suốt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của bạn.

Một trong những tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống đó là giúp bạn có đủ mạnh mẽ để đối diện với khó khăn, duy trì trạng thái ổn định. Kỹ năng này không giúp bạn bớt đi lo lắng, sợ hãi nhưng nó có thể chấn an tinh thần và tập trung cho việc tìm giải pháp.

Trấn an tinh thần trước khó khăn
Trấn an tinh thần trước khó khăn

Hạn chế tối đa các tổn thất

Để giải quyết vấn đề sẽ có nhiều phương án khác nhau. Và kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn cân đo, đong đếm, cân nhắc và nhận định phương án giải quyết tốt nhất. Khi có sự cố phát sinh, tổn thất là điều chúng ta không thể tránh khỏi nhưng sẽ là tổn thất thấp nhất, tác động tiêu cực ít nhất.

Tư duy liên kết dữ liệu và tìm phương án giải quyết

Kỹ năng xử lý tình huống luôn gắn liền với kỹ năng phân tích vấn đề. Nếu được nhìn tổng thể, mỗi sự vật sự việc đều có những điểm giống nhau, nhưng khi nhìn chi tiết lại có những đặc thù khác biệt giống như “thầy bói xem voi” vậy. Để giải quyết vấn đề thì những chi tiết đặc thù mới chính là điều khiến chúng ta phải lưu tâm.

Rèn luyện được kỹ năng này, bạn có thể nhìn nhận định vấn đề một cách nhanh chóng. Tiếp đến là lục lại những dữ liệu đã có sẵn, thu thập thêm những dữ liệu mới, những kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ liên quan,... để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giải quyết vấn đề.

Tư duy liên kết dữ liệu và tìm phương án giải quyết
Tư duy liên kết dữ liệu và tìm phương án giải quyết

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Mỗi lần chúng ta giải quyết khó khăn là một lần chúng ta trưởng thành từ những bài học kinh nghiệm. Câu nói “gừng càng già càng cay” thường dùng để nói những người từng trải, đã vượt qua nhiều khó khăn và tích lũy nhiều kinh nghiệm. Nếu muốn trưởng thành, nếu muốn thành công thì đừng ngại va chạm.

Một số ví dụ về cách xử lý vấn đề

Như đã nói, trong cuộc sống, công việc luôn phát sinh những tình huống ngoài tầm kiểm soát. Lúc này đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng xử lý vấn đề để giải quyết mọi việc ổn thỏa. Dưới đây là một số tình huống thường gặp nhất để bạn tham khảo.

Xử lý tình huống khi khách hàng than phiền

Tình huống này rất phổ biến đối với các tư vấn viên. Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn không mang lại kết quả như mong đợi họ thường tức giận và tìm tư vấn để trút giận.

Với những người có kỹ năng xử lý tình huống trong bán hàng, họ sẽ biết cách giải quyết vấn đề sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái nhất. Khách hàng cần được sự quan tâm nên thay vì cãi lý lẽ, bạn hãy lắng nghe và đặt mình vào vị trí của hành khách hàng để giải quyết.

Xử lý tình huống khi khách hàng than phiền
Xử lý tình huống khi khách hàng than phiền

Xử lý tình huống xung đột nhân sự

Khi làm việc nhóm, việc tranh cãi là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết tình trạng này, người quản lý tốt sẽ đưa ra các giải pháp nội bộ, tránh làm ầm ra bên ngoài để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Bạn có thể gặp riêng từng người để lắng nghe vấn đề của họ. Từ đó bày tỏ quan điểm riêng của mình về hướng giải quyết. Bạn có thể cùng mọi người ngồi lại, bàn bạc phương án để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Hãy đảm bảo rằng, trong chuyện này bạn là người phán xử công bằng, minh bạch chứ không thiên vị bất cứ ai.

Tóm lại, kỹ năng xử lý tình huống rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Ngay từ khi nhỏ, hãy trau dồi cho mình kỹ năng này để cuộc sống, công việc, học tập của bạn được thuận lợi, suôn sẻ và gặt hái được nhiều thành công.

>>>> Xem thêm: