Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Phương pháp giải tỏa căng thẳng cho người bận rộn

Cuộc sống hiện đại với nhịp độ, cường độ làm việc liên tục dễ dẫn đến những tình trạng như thiếu ngủ, mệt mỏi, lo âu,... khiến hệ thần kinh bị ức chế và rơi vào trạng thái căng thẳng. 

Thực tế cho thấy, số lượng người căng thẳng vì công việc ngày càng có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là trong bộ phận người trẻ. “Tham công tiếc việc” khiến người đi làm lao vào núi giấy tờ, sổ sách, xoay vần với deadline đến nỗi thời gian dành cho cá nhân hầu như bằng không. Thế nhưng, việc đầu óc “căng như dây đàn” trong suốt thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và ngay cả công việc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Bất kể kỳ nào thấy vượt khỏi giới hạn chịu đứng, hãy ngay lập từng dừng sự căng thẳng và giải quyết nó. Một vài phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn áp lực của mình.

Kiểm soát hơi thở và bộc lộ cảm xúc

Một nhịp hít thở sâu ở thời điểm căng thẳng sẽ giải quyết bớt phần nào cơn giận hoặc sự nóng vội, bởi nhịp thở gấp gáp chỉ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và dễ chóng mặt, choáng váng. Khi chưa thể điều hòa lại nhịp thở của mình, đừng vội lắng nghe, phán xét hay quyết định điều gì.

Ở thời điểm này, bạn nên nghĩ thoáng hơn về việc bộc lộ cảm xúc, đừng che giấu hay đè nén. Bằng cách nào đó, sự bộc phát cảm xúc ra bên ngoài như một sự giải thoát, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ ở hiện tại.

“Nới lỏng” công việc

Khi đang áp lực, suy nghĩ không được thông suốt, tránh việc ôm đồm và đặt mục tiêu hoàn tất công việc. Bạn nên sắp xếp và giãn chúng ra một cách hợp lý. Nếu cần thiết, hãy chia sẻ chúng với những người xung quanh. Công việc chỉ có thể hoàn thành tốt khi người thực hiện thật sự tập trung và có năng lượng dành cho nó.

Điều chỉnh mọi sự kỳ vọng

Thực tế nhiều người sống để đạt được những điều không do chính mình đặt ra. Điều này dễ bắt gặp ở một số gia đình, cha mẹ thường kỳ vọng quá nhiều vào con cái nhưng không mấy quan tâm đến khả năng và sở thích của chúng. 

Bên cạnh đó, một số người cũng tự tạo áp lực cho mình bởi các mục tiêu xa tầm với. Càng đặt đích đến quá cao, càng cố gắng chạy theo bất chấp, con người lại càng mệt mỏi và stress vì mọi thứ không theo ý mình. 

Vì vậy, muốn thoát khỏi sự căng thẳng bởi những điều áp đặt, bạn phải tự làm chủ chính mình; hiểu rõ về mong muốn, mục đích của bản thân và làm những điều trong khả năng.

Học cách chấp nhận

Căng thẳng một phần cũng xuất phát từ việc ai đó cảm thấy không hài lòng về những gì đang xảy ra và cố gắng để biến nó theo ý mình.Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, mọi thứ đều có những tính chất, đặc điểm và quy luật riêng. Việc chúng ta học cách chấp nhận, tự thay đổi chính mình sẽ dễ dàng hơn so với thay đổi tất cả mọi thứ. 

Lựa chọn cách xử lý lành mạnh

Rượu, bia, thuốc lá,... trong lúc căng thẳng không phải là cách xử lý thông minh, chúng chỉ tạo ra sự lãng quên nhất thời, sau đó mọi vấn đề vẫn chưa thể được giải quyết. Vì vậy, nên thay đổi bằng những thói quen lành mạnh hơn như đi bộ, ngồi một mình để nhâm nhi món đồ uống yêu thích, đọc một cuốn sách tích cực,...

Xem thêm: