Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Bí quyết để trở thành nhà quản lý giỏi

Đối với người đứng ở vị trí quản lý, kiến thức không phải là điều kiện duy nhất. Có một thứ họ cần học hỏi và phát triển từng ngày, đó chính là kỹ năng.

Để trở thành một nhà quản lý giỏi, cá nhân ngồi vị trí đó phải gánh trên phải nhiều trách nhiệm và áp lực nặng nề. Có thể hiểu đơn giản, kiến thức bạn có thể học, có thể nhồi nhét, nhưng với những thứ thuộc về kỹ năng, không gì tốt hơn việc trải nghiệm thực tế. Chính vì vậy, để kỹ năng quản lý ngày một hoàn thiện, không ai khác ngoài chính cá nhân mình phải từng ngày rút kinh nghiệm và học hỏi thêm từ nhiều góc nhìn khác.

Dưới đây là những nhóm kỹ năng cần thường xuyên áp dụng để công tác quản lý đạt hiệu quả tốt hơn; không chỉ trên khía cạnh công việc mà còn nằm ở cách con người đối xử với nhau.

Kỹ năng lắng nghe

Đối với người quản lý, việc lắng nghe ý kiến từ nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Lắng nghe ở đây còn có thể hiểu là cách tiếp nhận thông tin từ họ ra sao. Một phép so sánh nhỏ, nhà quản lý dân chủ bao giờ cũng tạo ra môi trường và mối quan hệ tốt hơn so với cá nhân mang tư tưởng độc tài.

Lắng nghe là cách giúp nhà quản lý hiểu hơn về nhân viên, về mong muốn, khó khăn cũng như khai thác được điểm mạnh của mỗi người. Tiếp nhận ý kiến người khác trong các thảo luận, cuộc họp cũng là “nguồn” để nhà quản lý có thêm ý tưởng, quan điểm hay, có thể áp dụng và tạo được hiệu ứng tốt trong công việc.

Để có thể lắng nghe, trước hết, nhà quản lý phải tạo cơ hội để nhân viên được nói ra ý kiến. Trong các chuẩn mực về phát ngôn, vẫn phải luôn “mở đường” để khuyến khích nhân viên đóng góp suy nghĩ cá nhân. Để nhân viên “tự do ngôn luận” là cách duy trì ngọn lửa nhiệt huyết bên trong. Quan điểm của họ phải được trình bày trọn vẹn trước phần đánh giá của quản lý. Phải để các bên thấy rằng cả hai có quyền lên tiếng nhưng vẫn trong nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau.

Ý kiến nói ra có thể hợp lý hoặc không, áp dụng được hoặc vô ích, nhưng trước hết, chúng phải được lắng nghe. 

Kỹ năng lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch sẽ liên quan đến nhiều kỹ năng phụ khác như sắp xếp thời gian, làm việc thông minh,... Với một khối lượng công việc không hề nhỏ, nhà quản lý cần “đâu ra đấy”, càng cụ thể, càng theo “lịch trình” càng có tính khoa học cao. 

Mỗi công việc phải hướng đến một mục tiêu, có như vậy mới sắp xếp đúng người đúng việc, hoàn thành trong thời gian ngắn với chất lượng tốt nhất. Điều này đồng nghĩa, bạn cần có sự lắng nghe ở trên để nhận diện được thế mạnh của từng nhân viên.

Kỹ năng tự học

Quản lý là những người giỏi, nhưng không có nghĩa là họ đã đạt tới sự uyên bác. Sự học là việc cả đời, mỗi ngày, mỗi giờ đều có những điều mới mẻ xuất hiện. Vì vậy, không người thầy nào tốt hơn chính mình về việc tạo ra động lực học hỏi. Đã là quản lý, bạn trở thành người hướng dẫn, chính vì vây, bản thân phải học để tự mình chủ động giải quyết công việc và hỗ trợ, đào tạo nhân viên.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp không chỉ đơn thuần ở việc tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gần gũi nhưng vẫn giữ được các quy tắc ứng xử. Giao tiếp còn nằm ở việc người quản lý ghi nhận, khen ngợi nhân viên của mình ra sao. Vì rõ ràng, thành quả họ có được đều một phần công sức của các nhân viên bỏ ra.

Vì vậy, hãy cho họ biết rằng đóng góp của họ được ghi nhận và đáng được trân trọng. Làm sai phải chỉnh nhưng nếu tốt, nhà quản lý đừng ngại dành cho họ lời khen. Ở một vài thời điểm, đó chính sợi dây liên kết để giữ nhân viên bởi họ cảm thấy được tôn trọng và có tiềm năng để phát triển hơn nữa, vì thế sẽ không ngại để nỗ lực trong công việc.

Xem thêm: