Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Thức dậy quá sớm có phải là biểu hiện nguy hiểm về sức khỏe?

Thức dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, về lâu dài khiến sức khỏe không ổn định, đời sống, công việc bị ảnh hưởng.

Quyết tâm dậy sớm vẫn được nhiều người đặt ra như một mục tiêu thay đổi bản thân, để cơ thể thích nghi với lối sống lành mạnh, khoa học hơn. Tuy nhiên, nếu như không phải tốn công tìm cách luyện tập thói quen dậy sớm, bạn vẫn gặp phải tình huống liên tục thức giấc vào 3 - 4h sáng và khó để ngủ lại sau đó; đây có thể là biểu hiện đáng lo ngại đối với sức khỏe.

Thức dậy quá sớm

Thức dậy quá sớm khiến đồng hồ sinh học cơ thể bị thay đổi, nếu để lâu rất dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, huyết áp, tim mạch,... Để nhận biết dấu hiệu của bản thân có đáng lo ngại hay không, cùng tham khảo một vài thông tin về hiện tượng thức dậy quá sớm và cách khắc phục dưới đây.

Biểu hiện của việc thức dậy quá sớm

Thức dậy sớm hơn giờ quy định của giấc ngủ là hiện tượng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là từ 50 trở đi. Những người này có nhịp sống chậm hơn so với người trẻ và trung niên, thường đi ngủ sớm, thậm chí sau bữa cơm tối và dẫn đến việc tỉnh giấc vào sáng sớm hôm sau, đôi khi là 1 - 2h sáng và gần như không thể ngủ lại. Cứ thế, vòng tròn này liên tục lặp lại và hình thành thời gian biểu cho giấc ngủ, lệch với các tiêu chuẩn khoa học.

Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp, người trẻ và trung niên vẫn có thể gặp phải hiện tượng này nếu gặp quá nhiều căng thẳng, áp lực.Tuy nhiên biểu hiện của họ thường sẽ là ngủ khuya và dậy sớm. Giấc ngủ nông, không sâu giấc dễ khiến họ tỉnh giấc bất chợt, dễ bị tác động bởi tiếng ồn; sau khi tỉnh dậy thì liên tục bị các suy nghĩ chi phối nên gần như thức luôn sau đó hoặc nếu ngủ tiếp cũng dễ tỉnh giấc, giật mình.

Dậy quá sớm gây hại tới sức khỏe

Tác hại của việc thức dậy quá sớm và cách khắc phục

Dậy sớm là tốt nhưng nếu quá sớm lại có thể khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo và gây ra một số hệ lụy cho sức khỏe.

  • Cơ thể mệt mỏi: trung bình mỗi người được khuyên nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo nạp đủ năng lượng cho các hoạt động. Việc ngủ thiếu giấc, ngủ lệch giờ có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng lờ đờ, uể oải. Điều này khiến cho đầu óc thiếu tỉnh táo, hiệu quả tập trung không cao.
  • Suy giảm trí nhớ: thiếu ngủ liên tục hoặc hệ quả từ việc thiếu tỉnh táo vì dậy quá sớm có thể khiến bạn phản ứng chậm, khả năng ghi nhớ thông tin kém. Bạn sẽ thấy mình rất khi tiếp nhận thông tin thường phải mất nhiều thời gian để xử lý hơn và bộ não bị giới hạn đáng kể về khả năng ghi nhớ.
  • Thần kinh không ổn định: có đến 58% người không ngủ đủ giấc khi thức dậy sẽ đi kèm với triệu chứng đau đầu, chóng mặt; nặng hơn là xâm xoàng và có thể gây ra đột quỵ.
  • Tim mạch bị ảnh hưởng: người bị thiếu ngủ mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và kèm theo nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Do đó, thức dậy quá sớm sẽ tạo ra những dấu hiệu nghiêm trọng về suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể trở nên yếu ớt, sức đề kháng kém. Người thường xuyên bị tỉnh giấc sớm hơn so với giấc ngủ thông thường cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Hiện nay, có rất nhiều cách có thể thử áp dụng để cải thiện tình hình thức dậy quá sớm. Bạn có thể dùng thuốc (đề kháng tinh thần và Vitamin B) hoặc những cách nhằm thay đổi thói quen giấc ngủ một cách tự nhiên nhất như: đi ngủ trong điều kiện ánh sáng êm dịu, sử dụng mùi hương, tập luyện nhẹ nhàng trước khi ngủ,... Nếu thấy tình hình chuyển nghiêm trọng hơn, nên đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Thức dậy quá sớm có thể sẽ là dấu hiệu nguy hiểm nếu diễn ra trong thời gian dài. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn cần thường xuyên theo dõi các thay đổi trong cơ thể, thời gian sinh hoạt, đó đôi khi là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng cơ thể đang gặp nguy hiểm.

Xem thêm: