Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Đầu tư BĐS 2020: chiến thuật nào để thắng lớn?

Đứng trước những cơ hội và thách thức trên thị trường bất động sản 2020, các nhà đầu tư đang cần có một chiến thuật bình tĩnh, thận trọng hơn trong mọi quyết định. Liệu rằng xuống tiền cho lĩnh vực này trong năm nay có phải lựa chọn quá mạo hiểm?

Vì sao nên chọn đầu tư vào bất động sản trong năm 2020?

Trong những năm gần đây, bất động sản là lựa chọn mang tính phổ biến hơn cả trong giới đầu tư. Những con số ghi nhận về tốc độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi từ các phân khúc nhà đất mang tới tâm lý vô cùng lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự nóng lên của thị trường cũng kéo theo không ít rủi ro phát sinh khiến mọi quyết định dường như có phần dè dặt hơn. Sau một thời gian bùng nổ, không ít người lo ngại bất động sản có phải đang xuống thời?

Theo thống kê, trong năm 2019, tốc độ tăng giá nhà tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt 12%, thấp hơn giai đoạn 2016 - 2018. Tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê chung cư chỉ đạt 5%. Trong khi đó, lãi suất gửi ngân hàng (kỳ hạn 36 tháng) đạt 8% một năm. Các kênh đầu tư này đều kém xa tốc độ tăng của giá vàng (14% tính đến tuần đầu tiên của tháng 12/2019).

Đi cùng với đó là sự tăng giá đất nền cục bộ ở một số khu vực khiến người mua lo ngại việc tồn tại của những cơn sốt ảo; hoặc mức kỳ vọng quá cao kéo theo giá trị nhà đất tăng xa so với thực tế. Khách quan mà nói, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư, buộc họ phải cân nhắc kỹ hơn trong các quyết định bởi chỉ cần một chút sơ sẩy, toàn bộ số vốn có thể mất trắng.

Bên cạnh những quan điểm không mấy lạc quan cho lựa chọn đầu tư vào bất động sản trong năm nay, nhiều cá nhân vẫn giữ niềm tin đối với lĩnh vực này, nhất là những dự đoán về thị trường bất động sản năm 2020 mang màu sắc tích cực. Theo đó, nhu cầu mua bán, sở hữu, khai thác lợi nhuận từ bất động sản đối với người Việt vẫn rất lớn vì tính chất ổn định, phù hợp tâm lý “ăn chắc mặc bền”. Việc bỏ tiền mua bất động sản sẽ ít bị mất giá hơn so với các hình thức khác, trong khi có thể tận dụng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau để tạo ra lợi nhuận.

Muốn thắng lớn phải có chiến lược tốt

Bất động sản trong năm 2020 sẽ có những điều chỉnh làm thay đổi tương đối cục diện trên thị trường. Do đó, nhà đầu tư giai đoạn này cần có cái nhìn đa chiều và tính toán cẩn trọng hơn.

Ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ ra 4 chiến lược mà nhà đầu tư nên bỏ túi nếu muốn đầu tư bất động sản thành công trong năm 2020.

Thứ nhất, nhà đầu tư tiềm năng: xem xét dựa trên các yếu tố chủ đầu tư, tính pháp lý dự án, giá trị thực và tính chế tài của cam kết lợi ích. Pháp lý càng chắc chắn càng ít rủi ro. 

Thứ hai, nhà đầu tư phát triển: việc bán hay không bán sản phẩm trong giai đoạn này là quyết định mang tính sinh tử. Tình huống giai đoạn này khó khăn hơn, tỷ suất lợi nhuận đạt được cũng khó khăn hơn. 

Thứ ba, các nhà đầu tư tài chính có nhiều lựa chọn hơn, thay vào đó, họ cần phải có kiến thức thông tuệ để nhanh nhạy, đánh giá đúng những tiềm năng có mặt trên thị trường.

Thứ tư, nhà đầu tư xây dựng: bắt buộc chọn nhà đầu tư có năng lực phát triển, ít nhất là trong thời hạn từ 1-2 năm tới.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn, nhà đầu tư cần nhận diện rõ những bẫy đầu tư có thể xảy ra trên thị trường trong năm nay. Cụ thể: 

Bẫy lướt sóng: Trong thời gian tới, thị trường sẽ không thích hợp để mua bán liền tay như thời kỳ nóng sốt. Không lướt sóng là cách phòng vệ tốt nhất trước những dự báo không mấy sôi động trên thị trường bất động sản năm 2020.

Bẫy lãi suất thả nổi: mức vay tối đa trong năm nay chỉ nên dừng lại ở mức 40% hoặc tốt nhất là không nên vay mua bất động sản. Đây là giai đoạn ngân hàng siết tín dụng bất động sản nên rất khó đoán định về diễn biến lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Bẫy “hét giá”: không hiếm trường hợp giá bất động sản được hét trên trời một cách vô lý và thiếu cơ sở. Với tình huống này, nhà đầu tư nên thu về để quan sát, tránh vội vàng giao dịch vì rất dễ bị “hớ”. 

Xem thêm: