Trương Ngọc Phú - David Trương

Blog cá nhân chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà đất, nghề bất động sản, trải nghiệm cuộc sống.

Hợp đồng trao đổi tài sản là gì? Đặc điểm, đối tượng và hình thức

Hợp đồng trao đổi tài sản là một hình thức hợp động dân sự mà trong đó, các bên tham gia sẽ thực hiện trao đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho nhau. Vậy dạng hợp đồng này có hình thức như thế nào? Đối tượng tham gia là ai? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.

Hợp đồng trao đổi tài sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng. Theo đó, các bên sẽ giao tài sản, chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

Tài sản khi được đem gia trao đổi phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của mỗi bên, một bên được định đoạt tài sản động thời làm phát sinh quyền sở hữu của bên kia đối với tài sản đem ra trao đổi đó. Trong trường hợp, tài sản đem ra trao đổi không thuộc quyền sở hữu của người giữa vai trò định đoạt hoặc không phải chủ sở hữu ủy quyền thì bên người nhận có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường.

Về bản chất, hợp động trao đổi tài sản là hai hợp đồng mua bán tài sản. Nó khác ở việc thanh toán bằng hiện vật chứ không phải bằng tiền mặt. Do vậy, nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng trao đổi, ngoài việc áp dụng các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản còn phải bổ sung thêm các quy định trong hợp đồng mua bán tài sản theo khoản 4 Điều 455 BLDS.

Một số dạng hợp đồng trao đổi tài sản hay mua bán tài sản thường gặp:

Hợp đồng trao đổi tài sản là gì?
Hợp đồng trao đổi tài sản là gì?

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản

Bạn có thể dễ dàng nhận diện bản hợp đồng trao đổi tài sản dựa trên những đặc điểm sau đây:

Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù

Như khái niệm đã giải thích ở trên, hợp đồng trao đổi tài sản thể hiện sự trao đổi và quyền sở hữu tài sản của hai bên cho nhau. Những tài sản được đem ra trao đổi nhằm phục vụ cho các lợi ích mà các bên đang muốn hướng tới. Vậy nên nếu việc thực hiện trao đổi tài sản không đúng sẽ có thể gây thiệt hại cho bên kia. Khi cả hai bên đều đã thực hiện được quyền định đoạt và quyền sở hữu tài sản rồi thì hợp đồng chấm dứt.

Bạn có thể xem hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng mua bán tài sản đặc biệt. Tính chất ngang là bản chất của hợp đồng trao đổi. Điều này nằm giữ vai trò quyết định giữa giá trị của các vật là đối tượng của hợp đồng này. Tuy nhiên, các bên tham gia trao đổi khác giá trị và tính chất đền bù cũng có sự chênh lệch nhau.

Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù
Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù

Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ

Sau khi ký kết hợp đồng xong, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên kia. Các bên có quyền yêu cầu bên kia chuyển nhượng tài sản và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản trong trường hợp tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu. Các bên tham gia đều có nghĩa vụ giao tài sản cho bên kia. Nếu có sự chênh lệch về giá trị thì bên có tài sản lớn hơn có quyền được yêu cầu bên kia thanh toán.

Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ
Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ

Đối tượng và hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản có thể được thực hiện bằng đa dạng các đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia mà đối tượng có thể là cùng loại vật hoặc không. Trên thực tế, đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản thường sẽ là những tài sản cùng loại, nó có thể là động sản hoặc bất động sản.

Quy định tại Khoản 2 Điều 445 BLDS, hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Tùy vào đối tượng mà hình thức hợp đồng trao đổi tài sản có thể là bằng miệng, bằng văn bản, văn bản có chứng thực hay công chứng.

Hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản là một văn bản
Hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản là một văn bản

Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Tương tự như hợp đồng mua bán tài sản, mỗi bên tham gia hợp đồng trao đổi tài sản được xem là bên bán và bên mua. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được xác định như sau:

Nghĩa vụ của các bên

Các bên tham gia phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng tài sản của mình theo đúng như những gì đã thỏa thuận, đồng thời đảm bảo quyền sở hữu tài sản của mình cho bên kia. Quyền sở hữu của mỗi bên được xác lập đối với tài sản của bên kia chính thức bắt đầu tư hai bên tiếp nhận tài sản của đối phương. Trong trường hợp tài sản trao đổi có sự chênh lệch về giá trị thì hai bên phải có trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch đó cho nhau, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật quy định khác.

Quyền của các bên

Nếu đối tượng của hợp đồng trao đổi là bất động sản hoặc tài sản phải lý quyền sở hữu thì quyền sở hữu tài sản được phát sinh khi đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm chấm dứt hợp đồng là thời điểm xác lập quyền sở hữu của mỗi bên đối với tài sản mang ra trao đổi.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hợp đồng trao đổi tài sản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng, những thông tin của chúng tôi thực sự hữu ích với bạn.

Xem thêm: